1. Sử dụng máy lạnh quá lâu
Máy lạnh, thiết bị làm mát phổ biến ở hầu hết các gia đình hiện nay. Tuy nhiên về lâu về dài khi sử dụng máy lạnh quá nhiều sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà chúng ta không ngờ. Khi sử dụng máy lạnh, các cửa được đóng kín, không khí lạnh là điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Môi trường lạnh cũng khiến niêm mạc mũi họng bị khô, sức đề kháng của cơ thể suy yếu, thân nhiệt cơ thể bị giảm. Những yếu tố này là cơ hội cho vi khuẩn, virus tấn công niêm mạc họng. Với những người đang bị bệnh, sức đề kháng đang yếu, khi bị vi khuẩn, virus tấn công sẽ khiến cho viêm mạc họng bị tổn thương nhiều hơn, bệnh không hết mà kéo dài dai dẳng.
Đặc biệt, thói quen há miệng khi ngủ trong phòng máy lạnh làm tăng nguy cơ viêm họng. Khi ngủ, tuyến nước bọt không đủ để cung cấp cho cổ họng, trong khi đó máy lạnh hút ẩm trong không khí càng làm cho cổ họng bị khô, rát và đau.
Để phòng ngừa viêm họng khi trời nắng nóng, nếu dùng máy lạnh không nên để nhiệt độ dưới 26 độ C. Nhiệt độ phòng máy lạnh cần ổn định khoảng 26-28 độ C, máy lạnh chỉ nên bật từ 23 giờ đến tầm 3-4 giờ sáng hôm sau. Nên đắp một chiếc chăn mỏng khi ngủ buổi tối, vệ sinh máy lạnh 2-3 lần/năm. Gia đình có trẻ nhỏ cần đảm bảo nhiệt độ tối thiểu là 28 độ C.
2. Uống nước đá thường xuyên
Nắng nóng, mọi người thường có sở thích uống một ly nước đá để giải khát và làm mát cơ thể. Tuy nhiên thói quen này lại góp phần gây ra bệnh viêm họng ở chúng ta. Khi uống nước đá lạnh, nhiệt độ trong cổ họng giảm đột ngột, gây co mạch máu và làm giảm sức đề kháng của niêm mạc họng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập, gây viêm họng.
3. Để quạt hướng thẳng vào người
Việc để quạt hướng thẳng vào người trong thời gian dài sẽ khiến mồ hôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ ngoài da giảm xuống rõ rệt, tạo cảm giác mát mẻ. 1 Tuy nhiên, ở những vùng da không đón gió, mồ hôi sẽ bốc hơi chậm và nhiệt độ tại đó vẫn cao. Chính sự mất cân bằng nhiệt độ này là nguyên nhân khiến chúng ta dễ bị cảm, đau đầu, chóng mặt, viêm họng. 2 Vì vậy, khi sử dụng quạt, nên để quạt quay, không nên để quạt đứng yên thổi thẳng vào người; nên để quạt ở chế độ gió nhẹ, vừa phải; không nên để quạt quá gần người, đặc biệt là khi ngủ; và khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi, nên lau khô trước khi bật quạt.
4. Tắm ngay khi vừa đi ngoài trời nắng về
Nên nghỉ ngơi 10-15 phút sau khi đi từ ngoài nắng về sau đó mới đi tắm. Tắm ngay sẽ khiến lỗ chân lông bị bịt kín, nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, gây ốm, viêm họng, đau đầu, chóng mặt. Thay vào đó, nên rửa mặt khi thân hơi dịu để hạ nhiệt từ từ, tránh tổn hại cơ thể.
Cách ngừa viêm họng vào những ngày nắng nóng mùa hè
- Vệ sinh răng miệng:
Thường xuyên vệ sinh răng miệng sau khi ăn hoặc uống nước ngọt.
Súc họng bằng nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%) trước khi đi ngủ.
- Tập luyện thể chất:
Tập luyện vận động cơ thể hàng ngày, chú trọng tập thở 4 thì (ít nhất 10 phút/ngày).
Hướng dẫn trẻ em từ 7 tuổi tập thở để tạo thói quen tốt.
Tập thở giúp tăng cường miễn dịch phổi và hỗ trợ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột:
Tránh di chuyển từ môi trường nóng sang môi trường lạnh quá nhanh.
Nên bước vào "vùng đệm" có nhiệt độ trung gian trước khi vào môi trường có nhiệt độ chênh lệch lớn.
- Tránh xa chất kích thích:
Tránh xa nicotin (thuốc lá, thuốc lào) và ethanol (bia, rượu).
- Tăng cường sức đề kháng:
Bổ sung vitamin A (hoặc beta-caroten), vitamin D3, vitamin C, vitamin B2 để tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là màng phổi.
Đặc biệt quan trọng đối với người đang điều trị ho do vi khuẩn, virus.
- Thông thoáng không khí:
Sau khi tắt máy lạnh, mở cửa phòng để không khí lưu thông, hạn chế vi khuẩn phát triển.
- Uống đủ nước:
Uống đủ nước khi làm việc hoặc học tập trong những ngày nắng nóng.
Nguồn:
https://vneconomy.vn/cach-phong-chong-viem-hong-trong-mua-he.htm
https://tamanhhospital.vn/viem-hong-keo-dai-vi-dung-may-lanh-lien-tuc/
https://tuoitre.vn/tai-sao-mua-he-de-bi-viem-hong-20180716170917677.htm
Chắc hẳn bạn đã từng trải qua cảm giác khó chịu tột độ khi cơn ho dai dẳng ghé thăm. Tồi tệ hơn nữa, những cơn ho này thường có xu hướng "hoành hành" mạnh mẽ hơn vào ban đêm, âm thầm cản trở giấc ngủ đáng lẽ phải êm ái và phục hồi của bạn. Không chỉ làm chậm quá trình hồi phục sức khỏe nếu bạn đang mắc bệnh, ho còn có thể kéo theo hàng loạt triệu chứng phiền toái khác, trực tiếp "tấn công" giấc ngủ đêm của bạn. Bác sĩ Roundtree giải thích: "Ho có thể gây ra tình trạng khô rát cổ họng và miệng, kèm theo đó là chảy nước mũi sau và những khó chịu về thể chất, tất cả những điều này đều góp phần phá hỏng sự yên bình cần thiết cho giấc ngủ."
Dùng nhiều cách nhưng không giảm ho mà lại ho nhiều hơn trước, bạn có bao giờ nghĩ mình đang dùng sai cách chưa? Cùng nhau tìm hiểu các cách xử lý phù hợp với từng loại ho nha!!
Bạn có biết chỉ với một nắm hành lá, bạn đã có thể giúp giảm ho tại nhà hiệu quả mà không cần đến thuốc kháng sinh? Hành lá không chỉ là gia vị quen thuộc trong gian bếp Việt, mà còn là vị thuốc quý trong Đông y, giúp hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, khản tiếng và nhiều triệu chứng hô hấp thường gặp.
Ho là tình trạng phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, từ mưa sang nắng,... rất dễ khiến mọi người gặp các vấn đề về hô hấp hay bị mắc các bệnh gây ho. Bạn có từng được các bác sĩ dặn: Không nên dùng đồ cay nóng, đồ lạnh vào những ngày bị ho, viêm họng, đau họng không nè. Vậy bạn có tự đặt câu hỏi rằng tại sao chúng ta không nên ăn những thực phẩm đó không? Cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới này nha!!!
Ho là một trong những triệu chứng bệnh của đường hô hấp rất phổ biến. Từ trẻ nhỏ, người lớn cho đến người già đều có thể mắc phải. Đây có thể là biểu hiện của một bệnh lý nhẹ. Cũng có thể là một bệnh lý nặng, đòi hỏi phải được điều trị khẩn cấp. Vậy bạn là biết phân biệt nguyên nhân gây ra ho sao cho đúng để chọn phương pháp điều trị phù hợp chưa? Cùng phân biệt qua bài viết dưới đấy nhé !
Thời tiết chuyển mùa cũng là lúc các bệnh viêm đường hô hấp dễ phát sinh, đặc biệt là bệnh ho gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của mọi người. Thực tế, ho không phải bệnh mà là một phản xạ bảo vệ cơ thể nhằm loại bỏ các chất tiết, dị vật ra khỏi đường hô hấp. Những cơn ho kéo dài nếu không điều trị sớm sẽ trở nên nặng hơn hoặc thậm chí dẫn đến ho mãn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trên 80% bệnh lý viêm họng do virus gây nên và việc điều tri thuốc kháng sinh đối với virus là không hiệu quả. Người bệnh nên điều trị ngay khi vừa chớm ho (khoảng 1, 2 ngày đầu). Bằng những bài thuốc thảo dược dân gian lành tính cùng chế độ ăn uống bổ sung nhiều vitamin để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ nên sử dụng khánh sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Ho là triệu chứng phổ biến của cảm lạnh, cảm cúm do thời tiết thay đổi. Đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh đường hô hấp hoặc bệnh liên quan đến chức năng hô hấp. Khi bị ho, cơ thể mệt mỏi, đau rát cổ họng,...Bên cạnh sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kê đơn để làm giảm tình trạng bệnh thì chúng ta nên tìm hiểu thêm một số phương pháp chữa bệnh từ dân gian, từ các loại "lá" quen thuộc giúp chúng ta giảm bệnh một cách an toàn và tốt cho sức khỏe mà còn hạn chế gây ra các tác dụng phụ. Dứt cơn ho bằng "lá", vậy "lá" gì mà lại tuyệt vời như vậy? Cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nha.
Mật ong, một trong những cách chữa ho dân gian được nhiều thế hệ tin dùng giữa rất nhiều dược liệu tự nhiên và tốt cho sức khỏe. Chỉ từ một nguyên liệu tự nhiên, đơn giản nhưng chúng ta có thể tạo thành nhiều phương pháp giúp giảm ho, viêm họng hiệu quả tại nhà, chấm dứt những cơn ho dai dẳng, khô rát cổ họng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.